Sự bùng nổ của thương mại điện tử cũng như xu hướng mua hàng online đã được dự báo từ trước, và sẽ tiếp tục là xu thế của tương lai. Nếu bạn là người đam mê kinh doanh, hay chỉ đơn giản là muốn tạo khoản thu nhập thụ động cho bản thân, thì không thể bỏ qua xu thế này. Thoạt nghe qua, việc kinh doanh online không hề đơn giản nếu bạn không có kiến thức về kinh tế, marketing. Nhưng không phải vậy, bạn hãy theo dõi ngay lộ trình bán hàng online bằng website dưới đây để biết bắt đầu từ đâu.
Bán hàng online là gì? Khái quát về eCommerce
Trước khi bước vào lộ trình, có lẽ bạn nên hiểu sơ qua về bán hàng online và bản chất của eCommerce. Bán hàng online đơn giản là việc kinh doanh hàng hóa trên môi trường Internet như bán hàng qua website hay bán hàng trên các sàn thương mại điện tử. Khác biệt của bán hàng online so với bán hàng truyền thống chỉ nằm ở khâu vận chuyển và việc giao tiếp giữa khách hàng-người bán.
eCommerce là một mô hình kinh doanh cho phép doanh nghiệp cũng như các cá nhân kinh doanh trên không gian mạng. eCommerce giúp các đối tượng kinh doanh, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ hoặc cá nhân, tiếp cận và thiết lập tầm ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường bằng cách cung cấp các sản phẩm/dịch vụ bằng các kênh phân phối rẻ và hiệu quả hơn.
Tại sao nên bán hàng online bằng website?
Lợi ích đầu tiên của bán hàng bằng website là việc bạn không phải phụ thuộc vào nền tảng của người khác, có nhiều bất lợi mà điển hình là việc họ có thể thao túng kết quả tìm kiếm, như sàn TMĐT Amazon copy sản phẩm của người khác, và ưu tiên kết quả của chính họ.
Điều thứ hai chính là tiết kiệm và tối ưu hóa chi phí đơn giản hơn so với xây dựng một cửa hàng truyền thống hoặc sàn TMĐT. Mặc dù thường thì bạn phải thuê gói hosting doanh nghiệp trở lên để có thể làm nền tảng chứa dữ liệu cho trang bán hàng online được. Nhưng tính ra cũng sẽ cần vốn ít hơn nhiều lần.
Đến đây, có lẽ nhiều người đọc sẽ tự hỏi bán hàng trên các sàn TMĐT gần như miễn phí mà, vậy bất lợi là gì?
Nếu nói đến tối ưu chi phí, mặc dù không có phí ban đầu nhưng bán hàng trên các sàn TMĐT sẽ phải trả các khoản phí như: phí thanh toán cho mỗi đơn hàng bán được, phí cố định từ phần % hoa hồng sản phẩm hay phí dịch vụ khi bạn tham gia các chương trình như Freeship.
Bán hàng bằng website sẽ loại bỏ được tất cả khoản phí trên. Đặc biệt, bạn có thể cải thiện độ nhận diện website bán hàng để tăng doanh thu dễ dàng hơn, thay vì phải cạnh tranh với hàng chục, thậm chí hàng trăm gian hàng cùng bán các sản phẩm giống nhau trên sàn TMĐT.
Nhưng, bạn có thể tối đa hóa kênh phân phối bằng cách vừa bán hàng trên website vừa bán hàng ở nơi có thể thật sự tạo ra lợi nhuận. Bạn chỉ cần cân đối chi phí vận hành và nhận lực quản lý. Tuy nhiên, website gần như là một nơi để bạn bắt đầu, tạo ra một nền tảng trung tâm chứa toàn bộ sản phẩm của bạn trước.
Các bước triển khai bán hàng online bằng website
1. Lựa chọn mặt hàng kinh doanh
Đầu tiên, bạn cần lựa chọn mặt hàng kinh doanh. Nhưng lựa chọn bằng cách nào? Hãy bắt đầu với việc phân tích thị trường, để tìm ra mảng hàng hóa/dịch vụ tiềm năng mà bạn có thể kinh doanh. Tiếp đó, hãy tìm hiểu thị trường ngách, tìm hiểu một sản phẩm cụ thể. Ví dụ, bạn muốn bán phụ kiện điện thoại, bạn sẽ cần tìm hiểu xem phụ kiện nào được yêu thích, đang trend. Sau đó, hãy quyết định bạn muốn bán ốp điện thoại, cáp sạc hay tai nghe.
Việc tìm xem người tiêu dùng cần loại hàng hóa nào có thể thực hiện bằng cách sàng lọc từ khóa tìm kiếm trên Google. Một số công cụ miễn phí cũng như trả phí bạn có thể sử dụng như Google Trends, Google Keyword Planner, Keyword Tool.io,… Một từ khóa có lưu lượng tìm kiếm cao vừa là cơ hội kinh doanh lớn, vừa là thách thức cạnh tranh dành cho bạn.
2. Lựa chọn hình thức bán hàng
Bạn có thể tự tìm mối hoặc tổng kho và tự nhập hàng về bán. Một phương thức khác cần ít vốn cũng như bỏ qua khâu vận chuyển là Dropship. Bạn chỉ cần tìm kiếm khách hàng, chốt đơn gửi đi và nhận phần hoa hồng chênh lệch giá giữa giá nhà cung cấp và giá bán. Ngoài ra, Affiliate Marketing cũng là một hình thức bán hàng sáng tạo, bạn chỉ cần tập trung tối đa vào khâu quảng cáo sản phẩm, chốt đơn cho khách hàng và nhận phần hoa hồng từ nhà cung cấp. Hình thức bán hàng nào cũng cần sự kiên trì và thời gian trải nghiệm nhất định.
3. Xây dựng website bán hàng
Bán hàng online bằng website tất nhiên phải có website rồi. Sẽ có 3 đầu mục công việc chính bạn cần làm để tạo trang web chất lượng.
Lựa chọn web hosting
Bạn hãy cân nhắc xem mình cần loại web hosting nào và nên sử dụng của nhà cung cấp nào. Hãy chắc chắn rằng, web hosting được hỗ trợ eCommerce, tương thích với các phần mềm bán hàng và có độ bảo mật cao. Ngoài ra, nền tảng WordPress cũng là phương án hay để xây dựng trang web. Nếu không rành về IT, bạn có thể sử dụng Managed WordPress hosting, các chuyên gia của nhà cung cấp sẽ hỗ trợ quản lý website cho bạn.
Tìm và đăng ký tên miền
Tên miền cần thiết như một địa chỉ dẫn đến website của bạn. Tên miền cũng có thể là bộ nhận diện thương hiệu riêng cho website. Hãy đặt một tên miền dễ nhớ, xúc tích và thật sự liên quan tới brand hoặc mặt hàng bạn kinh doanh. Bạn có thể lựa chọn hàng loạt tên miền phổ biến .net, .com, .org, .vn,… với mức giá rất hợp lý từ các nhà cung cấp domain như Hostinger, BlueHost, NameCheap, Mắt Bão,…
Thiết kế website chuyên nghiệp
Không cần bàn cãi, giao diện website chính là bộ mặt của một cửa hàng online. Website bán hàng cần có một giao diện thân thiện cho người dùng, dễ dàng sắp xếp hàng hóa và dễ dàng cập nhật. Tốc độ tải trang cũng là yếu tố quan trọng tới quyết định mua hàng. Bạn có thể tự thiết kế website bằng công cụ tạo website miễn phí như Zyro. Thường thì các nhà cung cấp web hosting và tên miền cũng sẽ hỗ trợ các mẫu thiết kế website sẵn để bạn chỉ cần chỉnh sửa trên đó.
4. Xây dựng thương hiệu sản phẩm của bạn
Để có nhiều khách hàng, website cũng như sản phẩm của bạn cần được nhiều người biết đến hơn. Bạn có thể quảng bá website cũng như sản phẩm thông qua quảng cáo trả phí như Google Ads, Zalo Ads hoặc thực hiện việc seeding trên mạng xã hội. Bạn cũng có thể thuê các KOLs hoặc trực tiếp quảng bá thương hiệu trên các kênh như Youtube, Tik Tok,… Một thương hiệu sản phẩm vững mạnh, viral sẽ là bàn đạp vững chắc cho bạn chinh phục thị trường.
5. Xây dựng chiến lược tiếp thị hiệu quả
Sau khâu quảng bá sản phẩm, câu hỏi đặt ra là làm sao để tiêu thụ hàng. Khách hàng biết đến website của bạn nhiều hơn không có nghĩa là họ cũng sẽ mua hàng nhiều hơn. Chiến thuật tiếp thị đóng vai trò quan trọng. Hãy bắt đầu với chiến lược giá, suy nghĩ về việc xây dựng giá sản phẩm sao cho vừa cân đối lợi nhuận trong những dịp khuyến mãi lại vừa có thể cạnh tranh giá với thị trường.
Bạn có thể sử dụng chiến lược tâm lý để khiến người tiêu dùng ủng hộ. Ví dụ như khi bạn kinh doanh mặt hàng nông sản, bạn có thể tập trung đánh vào tâm lý “Người Việt dùng hàng Việt”. Hay khi bạn kinh doanh một mặt hàng có xuất xứ nước ngoài, bạn có thể tiếp thị dựa vào tâm lý “sính ngoại” của một bộ phận người dùng. Tất nhiên, sản phẩm của bạn cũng luôn phải đảm bảo chất lượng.
6. Viết bài quảng cáo sản phẩm và dịch vụ
Thời đại bùng nổ truyền thông hiện nay, digital marketing là điều phải làm. Bạn hãy tích cực viết content chuẩn SEO giới thiệu sản phẩm hoặc hướng dẫn sử dụng sản phẩm trên website. Phần mô tả sản phẩm cũng là nơi bạn có thể vận dụng content writing và copywriting. Hình ảnh và video sản phẩm đẹp cũng là một yếu tố thu hút khách hàng. Người tiêu dùng không chỉ đọc và ra quyết định mua hàng được, trăm nghe không bằng một thấy.
Ngoài ra, hãy cố gắng tối ưu SEO On-page lẫn Off-page cho website của bạn. Một số công cụ giúp bạn dễ dàng tối ưu SEO có thể kể đến như Ahrefs, Semrush, Google Search Console, Moz,… Email marketing cũng là một cách hay để đưa thông tin sản phẩm tới khách hàng nhanh nhất. Nếu bạn không thể viết content hay thực hiện email marketing, hãy thuê một content writer/copywriter chuyên nghiệp.
7. Chuẩn hóa quy trình giao hàng
Nếu bạn lựa chọn Dropshipping, khâu giao hàng được bỏ qua. Nhưng nếu bạn tự phân phối nguồn hàng, khâu giao hàng có thể khiến bạn gặp rắc rối. Tất cả khách hàng đều muốn đơn hàng của mình được giao nhanh nhất. Để đáp ứng được số lượng lớn đơn hàng cùng lúc, bạn cần xây dựng được quy trình đóng gói, trữ hàng và kiểm tra hàng tồn.
Tiếp đó, hãy tìm một đơn vị giao hàng uy tín và ký hợp đồng với họ để nhận được các chính sách chiết khấu. Bạn có thể tự mang hàng cần giao đến bưu cục gần nhất hoặc các shipper sẽ đến tận nơi lấy hàng.
8. Chăm sóc khách hàng
Bên cạnh chất lượng sản phẩm tốt và giao hàng nhanh, chăm sóc khách hàng là điều khiến người tiêu dùng quay lại ủng hộ bạn. Chăm sóc khách hàng chỉ đơn giản là việc giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng một cách thấu đáo nhất. Việc tư vấn sản phẩm chi tiết, nhiệt tình cũng là cách chăm sóc khách hàng tốt.
Nếu tinh tế, bạn có thể gửi kèm một tấm postcard cảm ơn, một món quà tặng kèm nho nhỏ hoặc một mã giảm giá với mỗi đơn hàng gửi đi. Tốc độ trả lời tin nhắn, câu hỏi của người tiêu dùng không nên quá lâu. Khách hàng là thượng đế và không một thượng đế nào thích phải chờ đợi cả.
Lời kết
Tổng quan lại, có 4 nhân tố chính trong lộ trình bán hàng trên website bạn cần nắm rõ:
-
Nghiên cứu thị trường và tìm ý tưởng kinh doanh
-
Xây dựng website bán hàng: chọn web hosting, chọn tên miền và thiết kế website chuyên nghiệp
-
Xây dựng thương hiệu và chiến lược tiếp thị sản phẩm
-
Chăm sóc khách hàng một cách nhanh nhất, tốt nhất
Với những chia sẻ trên, chúc bạn thành công trên con đường kinh doanh online của riêng mình. Nếu bạn có vấn đề cần giải quyết, hãy tìm đến Hostinger. Hostinger không chỉ là nhà cung cấp web hosting và tên miền hàng đầu, mà còn là người có thể hỗ trợ và tư vấn cho các giải pháp kinh doanh online của bạn.
Bình luận về chủ đề post