• Trang chủ
  • Xây dựng website
  • Bảo mật Website
  • Kiến thức SEO
  • Source Web
  • Tài liệu làm web
  • Trang chủ
  • Xây dựng website
  • Bảo mật Website
  • Kiến thức SEO
  • Source Web
  • Tài liệu làm web

Tổng hợp các mẫu CV đẹp tiếng Việt/Anh/Nhật mới nhất 2020

ATPMedia Bởi ATPMedia
3 năm cách đây
Trong Chưa được phân loại
Trang chủ Chưa được phân loại

Để có thể làm đẹp bản thân hơn trong mắt các nhà tuyển dụng và tăng cao khả năng ứng tuyển thì việc có một mẫu CV thật đẹp là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, không mấy ai hiểu được một mẫu CV hoàn chỉnh là gì và làm sao để có một mẫu CV hoàn chỉnh.

Mẫu CV xin việc là gì? Vì sao chúng ta lại cần một mẫu CV đẹp?

CV là viết tắt của Curiculum Vitae, nó được coi là một bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh trên nền tảng online, giúp ứng cử viên tóm tắt tất cả thông tin, lý lịch, trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng của mình một cách rõ ràng, mạch lạc và sinh động nhất. Chính vì thế, có một mẫu CV xin việc đẹp là yếu tố tiền đề để dễ dàng được chấp nhận apply vào công việc mà mình đã chọn.

Hiện nay, tất cả các công ty hiện tại đều bắt buộc ứng cử viên phải gửi CV trước cho mình để công ty có thể đánh giá ứng viên được tốt hơn và sàng lọc ứng viên ngay trên nền tảng online (có CV đẹp, coi như bạn đã làm được 7-10 điểm trong bài test đầu tiên của mình).

Mẫu Cv đẹp Sẽ Giúp Bạn Apply Công Việc Dễ Hơn

Trên nền tảng online hiện tại, việc ứng tuyển là việc rất dễ, bạn hoàn toàn có thể gửi mẫu CV xin việc đến hàng chục công ty cùng lúc. Vì thế, việc mỗi công ty nhận được hàng trăm CV cùng lúc là điều khá dễ hiểu (Google hàng năm phải sàng lọc hàng trăm ngàn người cho vị trí thực tập sinh). Do đó, một mẫu CV xin việc hiện nay không khác gì một lời giới thiệu bản thân tuyệt vời của ứng cử viên gửi đến doanh nghiệp.

Sự khác biệt giữa CV và Resume

Resume là gì?

Bên cạnh việc sỡ hữu một mẫu CV hoàn hảo để có thể mở rộng cánh cửa đến với vòng phỏng vấn trực tiếp thì ứng viên còn cần phải trang bị cho mình một loại tài liệu lí lịch nữa là Resume.

Có thể rất nhiều người đã được nghe về resume, tầm quan trọng của resume và lý do vì sao lại cần có resume nhưng đây vẫn là một định nghĩa rất mới trong ngành HR. Vậy thì Resume là gì?

Resume là một loại tài liệu phản ánh chân thật quá trình làm việc của một cá nhân bất kỳ, giới thiệu quá trình học tập, các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm mà ứng viên đã đạt được phù hợp với vị trí tuyển chọn công việc. Trong bản resume này, ứng cứ viên sẽ cố gắng để đưa ra các thành tích tốt nhất của mình để khiến các nhà tuyển dụng cảm thấy hài lòng (tránh nói quá vượt sức của mình).

Điểm khác biệt giữa Resume và CV

Tổng hợp các mẫu CV đẹp tiếng Việt/Anh/Nhật mới nhất 2020

Mặc dù cũng đều là một bản sơ yếu lý lịch để giới thiệu bản thân nhưng Resume khác CV ở chỗ:

  • CV là một khuôn mẫu cố định, đẹp đẽ mà các nhà tuyển dụng thường sử dụng bao gồm nhiều trường thông tin cố định, chủ yếu khai báo thông tin, quá trình học tập và phát triển của ứng cử viên.
  • Resume sẽ mang thiên hướng cá nhân, thể hiện cá tính riêng của chính mình, đem lại cái nhìn khác biệt so với các ứng cử viên khác.

Nên dùng Resume hay CV để ứng tuyển?

Đây là một vấn đề khá đơn giản. Để biết được bạ nên dùng Resume hay CV để ứng tuyển thì hãy nhìn lại những điểm mạnh của bản thân mình và ngành nghề mà bạn đang lựa chọn.

  • Nếu bạn là một người chú trọng vào thành tích cá nhân, không xem trọng việc màu mè hoa lá hẹ thì hãy chọn cho mình một mẫu cv đơn giản, lịch lãm và thể hiện các kiến thức kỹ năng của mình một cách thuần túy.
  • Nếu bạn làm trong các ngành nghề về mỹ thuật như designer, kiến trúc sư, ui ux…. thì hãy tự thiết kế cho mình một bản Resume với phong cách riêng, thể hiện cá tính, “cái chất” của bản thân.

Tuy rằng hiện tại ở bất kỳ công ty nào họ cũng đều yêu cầu CV như một “sơ yếu lý lịch” chuẩn chỉnh nhất nhưng nếu có thời gian thì bạn vẫn nên tự tạo cho mình một bản resume cá nhân để thể hiện năng lực của bản thân hơn.

Hướng dẫn tạo mẫu CV xin việc chuẩn

Bố cục chuẩn của một mẫu CV xin việc

Sơ yếu lý lịch chuẩn là một ưu thế, giống như một bài văn đạt điểm 10, Cv cũng cần có một bố cục rõ ràng, dễ đọc để show hết thông tin của người ứng tuyển một cách trực quan và đầy đủ nhất…. nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được một bố cục của một mẫu CV xin việc chuẩn.

Thông thường, một bố cục chuẩn của CV sẽ được chia thành:

  • Tiêu đề của CV (hay còn được dùng cho tên file của CV)
  • Sơ yếu lý lịch, giới thiệu bản thân
  • Mục tiêu, định hướng nghề nghiệp trong tương lai
  • Kinh nghiệm làm việc từ trước tới nay
  • Các kỹ năng đã có từ trước tới nay để phục vụ cho công việc
  • Điểm mạnh, yếu của bản thân trong công việc
  • Các giải thưởng, bằng cấp, chứng chỉ

Tiêu đề của mẫu CV xin việc

Thông thường thì sinh viên hiện nay không coi trọng mấy vào việc đặt tiêu đề, họ chỉ quan tâm tới phần thể hiện bản thân, thể hiện kỹ năng hoặc kinh nghiệm làm việc nhưng đây cũng chính là những điểm quan trọng khiến cho nhà tuyển dụng có thể LOẠI BỎ ngay lập tức những CV ấy mà không cần đọc qua.

Những lỗi thường gặp khi mới làm CV

  • Đặt tiêu đề CV quá chung chung: VD như “CV kế toán”, “CV kỹ thuật” v.v…. Điều này sẽ khiến cho người tuyển dụng rất khó để nhớ tới CV của bạn trong đống cv khác và đôi khi là quên mất cv của bạn luôn.
  • Đặt tiêu đề CV bằng tên riêng của mình: Nhà tuyển dụng (HR) sẽ khá cực khi phải lọc lại CV của bạn theo nhóm ngành, theo công việc, vị trí và tới lúc họ “rối” rồi thì họ sẽ chẳng quan tâm tới CV của bạn.
  • Đặt tiêu đề CV theo kiểu “Kinh gửi Mr.A, Kính gửi Mrs.B” cũng là một điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng, những từ ngữ xã giao không phải là điều họ cần bây giờ.
  • Đặt tiêu đề CV giống nhau để gửi cho nhiều vị trí khác nhau: đây là một lỗi nặng nhất, người HR có thể nhìn ra được điều đó và đánh giá bạn thấp hơn.

Cách đặt tiêu đề cho mẫu CV xin việc chuẩn mực

Hãy đặt một tiêu đề làm sao để chỉ cần nhìn vào tiêu đề, người tuyển dụng đã có thể nắm rõ được những thông tin quan trọng và từ đó họ sẽ xem CV của bạn trước. Có một tips nhỏ là những nhà HR thường hay “short” cv lại cho dễ đọc theo tên. Hãy đặt tên làm sao để lúc họ “short” thì tên của bạn sẽ nằm trên cùng nhé.

Công thức: Vị trí tuyển dụng – công việc – họ và tên – số năm kinh nghiệm – ngày sinh

Công thức trên sẽ nhắm đúng vào những gì mà nhà tuyển dụng đang quan tâm:

  • Đúng vị trí, công việc
  • Đúng độ tuổi mà họ cần
  • Đúng kinh nghiệm làm việc mà họ muốn

Những lưu ý khi gửi CV

Khi gửi CV qua mail, việc đặt tiêu đề cho file CV là 1 phần quan trọng, song song đó thì hãy gắn tiêu đề của file CV đó cho email của bạn. Cuối cùng, đừng quên có một bản giới thiệu ngắn trong email cũng như lời cảm ơn chân thành nhất đến người tuyển dụng vì đã đọc email của mình nhé. Đoạn giới thiệu ngắn bạn nên viết ngắn gọn và nên chia thành nhiều gạch đầu dòng như:

  • A
  • B
  • C
  • D

Điều này sẽ khiến cho người đọc dễ nhìn, dễ hình dung ý bạn nói và cảm thấy bạn là một con người có khả năng truyền đạt rất tốt (điểm này được đánh giá khá cao trong tuyển dụng đấy).

Giới thiệu về bản thân mình trong CV xin việc

CV xin việc hiện tại không giống như tệp hồ sơ ngày trước mà bạn phải điền 1 lúc 4-5 trang giấy. Hiện tại thì CV rất ngắn gọn và rút gọn lại chỉ trong 1 tờ A4 duy nhất, việc trình bày và giới thiệu bản thân của bạn cũng phải gói gọn trong một phần của tờ A4 đó.

Điều mà nhà tuyển dụng quan tâm không phải bạn là ai mà là khả năng làm việc, kiến thức, kinh nghiệm của bạn nên nếu được hay tóm gọn phần giới thiệu bản thân một cách súc tích nhất có thể nhé. Thông thường bạn chỉ cần khai báo Họ tên, năm sinh, quê quán, email và SĐT thôi là đủ.

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV

Mục tiêu nghề nghiệp là một điểm quan trọng để giúp nhà ứng tuyển đánh giá và tuyển chọn nhân viên phù hợp cho từng vị trí nhưng có rất nhiều người đã và đang không hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp trong CV. Chỉ cần viết mục tiêu nghề nghiệp sai sót, bạn sẽ đánh mất công việc mà bạn đang muốn ứng tuyển mặc dù bạn rất giỏi.

Mục tiêu nghề nghiệp là đất diễn để bạn có thể show ra những dự định, những mong muốn của bản thân đối với các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn của bản thân (nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi.

Rất nhiều ứng cử viên hay đánh vào việc “học tập” của mình, “tôi mong muốn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm”, “tôi nghĩ khi được nhận vào môi trường này là môi trường thích hợp với tôi để phát triển bản thân” v.v… Đây là những câu trả lời mà nhà tuyển dụng thực sự không hề muốn nghe. Họ chỉ quan tâm việc bạn làm được gì cho họ, giúp ích gì cho họ trong tương lai nên đừng để họ bắt thóp mình trong những điểm nhỏ nhặt nhé.

Kinh nghiệm làm việc trong CV

Đối với những ai đã làm việc được trong một khoảng thời gian, hãy đưa ra thật chi tiết và rõ ràng các “công việc”, “chức vụ”, “số người quản lý”, “chỉ số”, “khối lượng” …mà bạn đã làm được trong thời gian trước

Nếu bạn là sinh viên vừa ra trường, hãy đừng ngần ngại kể lại các công việc làm thêm, những điều rút ra được (ngắn gọn) khi đi làm thêm hoặc các hoạt động team building ở trường học cũng là một lợi thế rất lớn (đặc biệt khi bạn đã từng đảm nhiệm các chức vụ như bí thư đoàn trường, lớp trưởng).

Các kỹ năng cần có trong công việc

Trong phần này, bạn hãy khai báo tất cả những kỷ năng quan trọng “có thể phục vụ công việc. Đối với nhân viên bán hàng thì cần có các kỹ năng: “thuyết trình, giao tiếp, thuyết phục, bắt chuyện…”. Đối với những nhân viên chuyên ngành thì bạn hãy khai báo các kỹ năng quan trọng như nhân viên code thì khai báo đã từng học qua “C++, C#, Python, Javascript ….”

Ở bất kỳ vị trị nào, nếu bạn có thêm các kỹ năng như “làm việc nhóm, thuyết trình, hùng biện, quản lý, báo cáo” thì đó cũng đều là một thế mạnh.

Điểm mạnh yếu của bản thân trong công việc

Đối với riêng bản thân mình, mình hay khai báo tất tần tật những điểm yếu của bản thân. VD: mình có rất nhiều kiến thức, nhưng cũng bởi vì vậy nên mình chưa có khả năng thực hành hết các kiến thức đó, mình là người rất ham học hỏi, nhưng lại rất ghét những thứ lặp đi lặp lại, mình có khả năng quản lý nhưng đôi khi lại không thể la mắng cấp dưới v.v… Khai báo một cách khéo léo những điểm yếu của bản thân cũng chính là tự nâng cao điểm mạnh.

Trong mục này, đừng cố gắng kể ra thật nhiều điểm mạnh cũng như “chế” thêm cho thật nhiều, nhà tuyển dụng là những người rất sàng sỏi và trải đời nên chắc chắn họ sẽ nhận ra rằng bạn đang “nổ”.

Chứng chỉ – bằng cấp phục vụ công việc

Với phần này, các ứng viên chỉ cần nêu ra những chứng chỉ liên quan tới công việc như: chứng chỉ ngoại ngữ, thành tích trong những công việc chuyên môn là được.

Sử dụng các mẫu cv đẹp đúng ngành nghề là một khởi đầu tốt

Mẫu cv tiếng việt

Mẫu cv tiếng anh

Mẫu cv cho sinh viên mới ra trường

Mẫu cv cho người chưa có kinh nghiệm

Mẫu cv cho sinh viên thực tập

Mẫu xin việc file word

 

 

 

 

ATPMedia

ATPMedia

Bài Viết Tiếp Theo
Tự Học Thiết Kế Web Bằng Wordpress

Tự học thiết kế web bằng wordpress là gì ? tự học thiết kế web bằng wordpress có nên hay không ?

Cách Thiết Kế Web

​Xây dựng website đơn giản, tối ưu chi phí, chuẩn SEO và đồng thời cũng cung cấp các kiến thức hữu ích để bất kỳ ai cũng có thể thiết kế website đơn giản.​

Chuyên mục

  • Xây Dựng Website
  • Bảo Mật Website
  • Dịch Vụ Chăm Sóc Website
  • Source Web
  • Tài Liệu Làm Web
  • Khai báo sitemap

Phần mềm - Công cụ

  • Brands
  • Alosoft
  • Seeding
  • Top Việc
  • Tổng Hợp
  • Quản Trị Nhân Sự

Liên kết

  • Top Vui
  • Xe Mô Tô
  • Quản Lý Kho
  • Blog Việc Làm
  • Giải Pháp Việc Làm
  • Phần Mềm Miễn Phí

© 2019 | Thiết Kế bởi ATP MEDIA

  • Trang chủ
  • Xây dựng website
  • Bảo mật Website
  • Kiến thức SEO
  • Source Web
  • Tài liệu làm web

Xây dựng website đơn giản, tối ưu chi phí, chuẩn SEO và đồng thời cũng cung cấp các kiến thức hữu ích để bất kỳ ai cũng có thể thiết kế website đơn giản.