Việc xây dựng những chiến lược phân phối đảm bảo cho doanh nghiệp các điều kiện đẩy bán hàng hiệu quả, kịp thời, khi chiến lược phân phối gặp rắc rối, cần có những thích ứng thay thế, đảm bảo dòng chảy sản phẩm được lưu thông. Để thực hiện mục đích đó, PharMarketing xin chia sẻ tới bạn những chiến lược phân phối dược phẩm mang lại hiệu quả cao trong bài viết dưới đây.
Tăng cường đẩy mạnh hệ thống phân phối thuốc
Trong ngành kinh doanh dược phẩm, hệ thống phân phối được xem là phương án thực thi hiệu quả khi hành vi mua-bán của khách hàng hầu hết tập trung tại các địa điểm trung gian: Bệnh viện, nhà thuốc, phòng khám,… Tăng cường đẩy mạnh hệ thống phân phối thuốc nhằm tối ưu hóa những chiến lược thỏa mãn nhu cầu người dùng, củng cố kênh tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Để đẩy mạnh hệ thống phân phối hiệu quả, bạn cần có một số kỹ năng mềm về đàm phán, giao tiếp, đánh giá và ra quyết định, phân tích nhạy bén nhằm thu hút các đầu mối phân phối trong chuỗi. Một số tuyệt chiêu hay được sử dụng có thể kể đến như: Giữ mối quan hệ thân thiết với các nhà phân phối hiện tại, đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn, thực hiện chiến dịch marketing độc đáo.
Quan tâm tới trải nghiệm của người dùng cuối
Trải nghiệm người dùng luôn là thước đo cho mức độ thành công của sản phẩm, nó phản ánh thái độ, giá trị sản phẩm sau khi được cung cấp ra thị trường, dựa trên sự yêu thích những tính năng, lợi ích mà sản phẩm cung cấp tới người dùng.
Người tiêu dùng cuối cùng trong ngành dược phẩm không ai khác đó chính là bệnh nhân, vô hình chung việc đánh giá trải nghiệm người dùng trong trường hợp này là chưa đủ căn cứ để đưa ra nhận định, bởi người dùng cuối cùng luôn là đối tượng bị động, khi những đơn thuốc, loại thuốc được sử dụng cần có tư vấn, hỗ trợ kê đơn từ đội ngũ bác sĩ, dược sĩ. Hãy đảm bảo rằng, sản phẩm của bạn an toàn, đạt chuẩn y khoa, mang lại giá trị cao cho người dùng.
Thay đổi tư duy quản lý hệ thống phân phối
Việc mở rộng hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển như đã đề cập bên trên, đầu tư vào hệ thống phân phối đòi hỏi bạn phải chuẩn bị sẵn cho mình các phương pháp quản lý phù hợp, mang lại hiệu quả sử dụng tối đa. Vậy làm thế nào để quản lý hệ thống phân phối hiệu quả?
Hiện nay xuất hiện nhiều công cụ hỗ trợ quá trình quản lý này trở nên dễ dàng hơn, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về những số liệu quan trọng về kênh phân phối. Tuy nhiên, những rủi ro có thể gặp phải đó là yếu tố bảo mật, hệ thống bị lỗi trong quá trình sử dụng. Nhưng nhìn chung, để quản lý hệ thống phân phối hiệu quả, bạn cần phải có những tư duy, định hướng xây dựng, quản lý rõ ràng ngay từ đầu qua các khâu xác định mục tiêu, lựa chọn kênh phân phối, xây dựng mối quan hệ đối tác, đánh giá hoạt động đối tác theo định kỳ phát triển.
Mở rộng kênh OTC
Kênh OTC (Over the counter) là kênh bán lẻ, bán hàng trực tiếp qua nhà thuốc. Hiện nay, các doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi từ kênh ETC (đấu thầu tại bệnh viện) sang kênh OTC nhằm duy trì, cải thiện lợi thế cạnh tranh trước bối cảnh thị trường trong giai đoạn được mở rộng.
Phân phối dược phẩm khi mở rộng OTC mang lại nhiều lợi ích cho việc thu hồi vốn nhanh chóng, bên cạnh đó, bạn có thể hoàn toàn làm chủ khả năng phát triển thị trường thông qua các nhà thuốc phân phối.
Thách thức bạn có thể gặp phải khi thực hiện mở rộng kênh OTC là quản lý. Hãy tìm hiểu những công cụ đưa ra giải pháp phù hợp trong việc quản lý nguồn hàng, kiểm soát tồn kho, nâng cao năng lực của đội ngũ nhân viên hiệu quả.
Chiến lược phân phối dược phẩm cần tích hợp những yếu tố liên quan từ hành vi người tiêu dùng để đưa ra định hướng phát triển phù hợp, rút ngắn quy trình đẩy bán, mang lại giá trị cho sức khỏe cộng đồng và nâng cao chất lượng phát triển của doanh nghiệp. Bên trên là những chia sẻ từ Pharmarketing về chiến lược phân phối dược phẩm, hy vọng quý bạn đọc hiểu rõ về khái niệm này và có những định hướng phù hợp cho doanh nghiệp của mình.
Nguồn: https://pharmarketing.vn