Doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tuyển dụng lao động người nước ngoài nhưng chưa hiểu rõ về các bước cần thực hiện cũng như các yêu cầu pháp lý cần đáp ứng? Vậy thì bài viết hướng dẫn về 6 bước trong quy trình tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được chia sẻ dưới đây chính là dành cho bạn.
1. Điều kiện tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Hiện nay, các cá nhân, công ty, doanh nghiệp được phép tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần đáp ứng các điều kiện về việc tuyển dụng và sử dụng lao động nước ngoài theo Bộ luật Lao động năm 2019 như sau:
Các công ty, doanh nghiệp chỉ được phép tuyển dụng, sử dụng lao động là người nước ngoài vào các vị trí lao động kỹ thuật, điều hành, quản lý, chuyên gia, các vị trí đòi hỏi chuyên môn và năng lực để đáp ứng yêu cầu về sản xuất hoặc kinh doanh mà người lao động Việt Nam chưa có khả năng đáp ứng.
Trước khi tuyển dụng lao động là người nước ngoài, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo giải trình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài và cần nhận được sự chấp thuận bằng văn bản.
Đối với trường hợp người sử dụng lao động là nhà thầu thì cần kê khai cụ thể vị trí làm việc, tay nghề, chuyên môn, yêu cầu kinh nghiệm làm việc, thời gian sử dụng lao động nước ngoài (dự kiến) để thực hiện gói thầu, dự án… để trình lên cơ quan có thẩm quyền trước khi tuyển dụng để được chấp thuận nhu cầu tuyển dụng.
Doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019
2. Quy trình 5 bước tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Để tuyển dụng và có thể sử dụng lao động là người nước ngoài tại Việt Nam một cách hợp pháp, doanh nghiệp cần tuân thủ quy trình dưới đây.
2.1. Bước 1 – Báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người nước ngoài
Phía người sử dụng lao động cần xác định nhu cầu tuyển dụng cụ thể và báo cáo lên Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc UBND tỉnh, thành phố nơi người nước ngoài dự kiến sẽ làm việc. Báo cáo này phải được gửi trước ít nhất 15 ngày so với thời gian làm việc dự kiến tại Việt Nam của người nước ngoài.
Thời gian xử lý hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền tối đa là trong vòng 10 ngày làm việc (kể từ thời điểm nhận hồ sơ).
Trường hợp có thay đổi về nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài trong quá trình chờ xử lý hồ sơ, doanh nghiệp cần báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền trước ít nhất 15 ngày so với thời điểm làm việc dự kiến.
2.2. Bước 2 – Tuyển dụng lao động người nước ngoài
Sau khi đã được chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài bằng văn bản được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp có thể tiến hành việc tuyển dụng theo nhu cầu tuyển dụng đã báo cáo.
2.3. Bước 3 – Xin giấy phép lao động cho người nước ngoài hoặc giấy miễn giấy phép lao động
Sau khi được chấp thuận yêu cầu và thực hiện tuyển dụng, phía sử dụng lao động cần xin giấy phép lao động cho người nước ngoài. Đây chính là giấy tờ xác minh tính hợp pháp của người lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Ngoài các trường hợp được miễn giấy phép lao động theo quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép trước ít nhất 15 ngày (kể từ ngày làm việc tại Việt Nam dự kiến của người lao động) tại Bộ hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi làm việc dự kiến.
Trong vòng 5 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do từ chối cấp giấy phép.
Lao động nước ngoài cần được cấp giấy phép lao động để có thể làm việc hợp pháp tại Việt Nam
2.4. Bước 4 – Ký kết hợp động lao động với người nước ngoài
Sau khi hoàn thành các thủ tục bên trên, doanh nghiệp và lao động nước ngoài cần ký kết hợp đồng lao động với thời hạn không quá thời hạn của giấy phép lao động. Hợp đồng lao động phải được ký kết trước thời điểm người lao động dự kiến bắt đầu làm việc.
Phía doanh nghiệp sau đó cần gửi bổ sung bản sao có chứng thực hoặc bản gốc hợp đồng đó tới cơ quan cấp phép lao động trước đó.
2.5 Bước 5 – Xin visa cho người nước ngoài
Doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục bảo lãnh cấp visa cho lao động người nước ngoài để họ có thể nhập cảnh hợp pháp vào lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, doanh nghiệp cần gửi hồ sơ xin visa cho người nước ngoài tới Cục quản lý xuất nhập cảnh và chờ kết quả từ phía cơ quan này trong vòng 3 tới 5 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận hồ sơ.
Lưu ý: Trường hợp thuộc diện miễn thị thực cho người nước ngoài thì thay vì tiến hành thủ tục bảo lãnh cấp visa, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục cấp giấy miễn thị thực tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam – Bộ Công an. Thời gian xử lý hồ sơ trong trường hợp này là 5 ngày, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Bước 6 – Làm thẻ tạm trú cho người lao động nước ngoài
Để người lao động nước ngoài đủ điều kiện sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài, đồng thời cần lưu ý gia hạn thẻ tạm trú trước thời điểm thẻ hết hạn từ 7 – 10 ngày làm việc.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ làm thẻ tạm trú – visa cho người nước ngoài.
Trên đây là phần thông tin chia sẻ về quy trình tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Hy vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích dành cho bạn!